Tật khúc xạ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của tật khúc xạ

19/08/2024 22 lượt xem

Tật khúc xạ là hiện tượng ánh sáng từ vật không truyền đến võng mạc mà ở trước hoặc ở sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc dẫn đến hình ảnh của vật sẽ bị mờ, chúng ta sẽ nhìn không rõ được vật.

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã cảnh báo tỉ lệ người mắc các tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh, đây là tình trạng đáng báo động, đặc biệt là lứa tuổi trẻ em.

1. Tật khúc xạ là gì?

Với thị lực bình thường, ánh sáng phản xạ từ một vật đi vào mắt qua giác mạc (bề mặt cong, trong suốt, bảo vệ mặt trước của mắt). Bởi giác mạc hội tụ (khúc xạ) các tia sáng này đi qua thấu kính tự nhiên của mắt, nơi chúng bị hội tụ lại để tập trung tại một điểm sắc nét trên võng mạc (lớp sau của mắt chứa các tế bào nhạy cảm với ánh sáng). Các tế bào võng mạc chuyển đổi các tia sáng thành các xung điện được gửi đến não (thông qua dây thần kinh thị giác) và được xử lý để tạo thành hình ảnh.

Tật khúc xạ là hiện tượng ánh sáng từ vật không truyền đến võng mạc mà ở trước hoặc ở sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc dẫn đến hình ảnh của vật sẽ bị mờ, chúng ta sẽ nhìn không rõ được vật.

Tật khúc xạ có 04 loại: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Lão thị.

2. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ

Nguyên nhân chính là xuất phát từ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, con người ngày càng lệ thuộc vào các thiết bị điện tử với ánh sáng xanh gây hại cho mắt, đặc biệt là tình trạng trẻ em tiếp xúc sớm với đồ công nghệ với tỉ lệ ngày càng gia tăng. Các tật khúc xạ này sẽ gây ảnh hưởng, khó khăn trong sinh học hằng ngày cũng như trong học tập, công tác và sinh hoạt hàng ngày.

3. Triệu chứng của tật khúc xạ

  • Nhìn mờ hoặc méo mó
  • Khó tập trung vào các đối tượng ở gần hoặc xa
  • Nheo mắt để đọc
  • Căng mắt hoặc mệt mỏi
  • Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra mắt tổng quát.

4. Ảnh hưởng của tật khúc xạ

Tật khúc xạ có 04 loại: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Lão thị, trong đó tật cận thị chiếm hơn 70% tật khúc xạ ở trẻ em Việt Nam. Năm 2010, thế giới chỉ có khoảng 1,8 tỉ người mắc các tật khúc xạ nhưng tới năm 2020 con số này đã tăng gấp đôi. Ở các quốc gia đang phát triển, người dân ít quan tâm đến việc kiểm tra sức khỏe thị lực thường xuyên thì tỉ lệ này còn đặc biệt tăng nhanh và cao hơn hẳn. Chỉ riêng ở Việt Nam, tỉ lệ cận thị đã chiếm tới trên 38%.

5. Tật khúc xạ được khám và chẩn đoán như thế nào?

Tật khúc xạ có thể được khắc phục bằng việc đeo kính và kính áp tròng chỉnh tật khúc xạ, hoặc điều trị bằng phẫu thuật mắt bằng laser, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tật khúc xạ, lựa chọn lối sống sinh hoạt và độ tuổi của mỗi người.

5.1. Đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ (khá phổ biến)

Dùng kính cho việc điều trị tật khúc xạ là phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

5.2. Chỉnh hình giác mạc – Ortho K (kính áp tròng chỉnh hình giác mạc)

Kính Ortho-K (hay còn gọi là Orthokeratology) là loại kính áp tròng được sử dụng vào ban đêm để có thể điều chỉnh hình dạng của giác mạc giúp ánh sáng sau khi đi qua giác mạc và thuỷ tinh thể có thể hội tụ chính xác trên võng mạc giúp mắt quan sát được hình ảnh sắc nét và rõ ràng. Sử dụng Ortho-K sẽ không gây ra tổn thương giác mạc mà từ từ điều chỉnh thị giác, thị lực sẽ được cải thiện mà không cần phải mang kính gọng hay kính tiếp xúc suốt cả ngày dài. Kính Ortho-K có thể thể dùng cho cả trẻ em và người lớn, đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi không mang kính như: phi công, cảnh sát, diễn viên, vận động viên chuyên nghiệp... Vì thế, khi đã sử dụng Ortho-K, người cận thị sẽ muốn gắn bó với cặp kính đặc biệt này.

5.3. Phẫu thuật mắt bằng laser

Bao gồm việc định hình lại vĩnh viễn giác mạc để điều chỉnh công suất khúc xạ để nó có thể hội tụ ánh sáng đúng trên võng mạc. Loại phẫu thuật điều chỉnh thị lực này thường thích hợp cho những người bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị và lão thị.

6. Tổng kết

Mắt chịu nhiều tác động của các hoạt động nhìn gần và cấu trúc nhãn cầu có nhiều thay đổi theo môi trường sống vì vậy xảy ra hiện tượng tật khúc xạ. Vì vậy, khám mắt định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm các bệnh về mắt để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung các chất tốt cho mắt như Omega 3 và Beta-Carotene, tăng cường chất chống oxy hóa giúp tăng sức khỏe đôi mắt.